Menu

A TCVN 7546:2005 Phương tiện bảo vệ cá nhân. Phân loại các yếu tố nguy hiểm và có hại

 - Số hiệu:

TCVN 7546:2005

 - Loại văn bản:

 Tiêu chuẩn Việt Nam

 - Lĩnh vực:

 An toàn lao động

 - Tình trạng hiệu lực:

 Còn hiệu lực

 - Tên tiếng anh:

Personal protective equipment - Classification of hazards

 Bảo hộ lao động Nam Sơn mời các bạn xem toàn văn văn bản Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7546:2005 Phương tiện bảo vệ cá nhân. Phân loại các yếu tố nguy hiểm và có hại nhé:

TCVN 7546:2005

PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN - PHÂN LOẠI CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM VÀ CÓ HẠI

Personal protective equipment - Classification of hazards

 

Lời nói đầu

TCVN 7546: 2005 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 94 Phương tiện bảo vệ cá nhân biên soạn trên cơ sở dự thảo đề nghị của Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ Lao động, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN CÓ HẠI - PHÂN LOẠI CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM VÀ

Personal protective equipment - Classification of hazards

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này phân loại các yếu tố nguy hiểm và có hại gắn liền với giải pháp dùng phương tiện bảo vệ cá nhân, để ngăn chặn hoặc làm giảm tác động của nó đến mức cho phép.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1. Phương tiện bảo vệ cá nhân (personal protective equipment)

Các dụng cụ, trang bị mà người lao động phải sử dụng để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, tổ chức, kỹ thuật an toàn và kỹ thuật vệ sinh chưa loại trừ được hoặc làm giảm đến mức cho phép.

3. Phân loại

3.1. Các yếu tố vật lý

- Đâm thủng, cứa rách do các vật sắc, nhọn;

- Mài mòn;

- Vật rơi;

- Vật văng bắn;

- Rung;

- Rung xóc;

- Ồn;

- Nhiệt độ cao;

- Bức xạ nhiệt;

- Tia lửa, giọt hoặc vảy kim loại nóng chảy văng bắn;

- Ngọn lửa;

- Nhiệt độ thấp;

- Áp suất cao;

- Áp suất thấp;

- Thiếu oxy;

- Tĩnh điện;

- Trường điện từ;

- Điện thế;

- Bức xạ hồng ngoại;

- Bức xạ tử ngoại;

- Tia laze;

- Tia Rơnghen và phóng xạ;

- Bụi có hại [bụi oxít silic: (SiO2), bụi Amian, bụi than, bụi xi măng.....];

- Bụi bẩn.

3.2. Các yếu tố hóa học

- Axít, kiềm;

- Dung môi hữu cơ (benzen, toluen....);

- Xăng, dầu, mỡ;

- Các dẫn xuất halogen của hợp chất hữu cơ;

- Thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, bệnh, thuốc diệt cỏ....);

- Amoniac (NH3);

- Hơi khí hóa chất vô cơ [clo (Cl2), oxít nitơ (NO), đihydro sunfua (H2S), axít xianic (HCN), lưu huỳnh đioxít: (SO2).......];

- Cacbon oxít (CO);

- Hơi thủy ngân (Hg);

- Các kim loại nặng và hợp chất của chúng [chì (Pb), asen (As), asin (AsH3).........];

- Các hóa chất độc khác;

- Nước và nước bẩn.

3.3. Yếu tố sinh vật, vi sinh vật

- Rắn, muỗi, vắt, các loại côn trùng có hại;

- Vi trùng, siêu vi trùng.

3.4. Các yếu tố bất lợi về không gian, vị trí, tư thế lao động, điều kiện địa lý, thời tiết và khí hậu

- Di chuyển, thao tác trên cao;

- Di chuyển, thao tác dưới hầm sâu;

- Di chuyển, thao tác trên mặt sàn nghiêng, trơn;

- Rừng núi;

- Sông nước;

- Biển;

- Ngoài trời (nắng, mưa, nóng, lạnh.....theo thời tiết, khí hậu).

Back to top
Tin nhắn