Menu

IX QCVN 07:2012 - BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia

Số hiệu: QCVN 07:2012 - BCT       Loại văn bản: Quy chuẩn Việt Nam
Lĩnh vực:                 An toàn lao động   Trạng thái hiệu lực: Còn hiệu lực
Tên tiếng anh:

National technical regulation on national reserve of life-jackets

 

Bảo hộ lao động Nam Sơn mời các bạn xem toàn văn văn bản QCVN 07:2012 - BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia nhé:

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

QCVN 07: 2012/BTC

ĐỐI VỚI PHAO ÁO CỨU SINH DỰ TRỮ QUỐC GIA

National technical regulation on national reserve of life-jackets

Lời nói đầu

QCVN 07:2012/BTC thay thế QCVN 07:2009/BTC;

QCVN 07:2012/BTC do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia biên soạn, Tổng cục Dự trữ Nhà nước trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 131/2012/TT-BTC ngày 13 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

ĐỐI VỚI PHAO ÁO CỨU SINH DỰ TRỮ QUỐC GIA

National technical regulation on national reserve of life-jackets

1. QUY ĐNH CHUNG

1.1. Phạm vi điu chnh

Quy chuẩn này quy định những yâu cầu kỹ thuật, vận chuyển, kiểm tra, giao nhận, tổ chức mua, bán, đấu thầu, đấu giá, bảo quản, xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật (nhập, xuất, bảo quản) và Công tác quản lý đối với phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc quản lý; giao nhận, tổ chức mua, bán, đấu thầu, đấu giá, xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và bảo quản phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Phao áo cứu sinh là loại phao thiết kế theo kiểu áo véc, dùng để nâng miệng của người đã kiệt sức hoặc bất tỉnh lên cách mặt nước tối thiểu 80 mm (sau đây viết tắt là phao áo).

1.3.2. Lô phao áo cứu sinh là số lượng quy định phao áo có cùng ký hiệu, cùng kích thước, được sản xuất từ cùng nguyên liệu, theo cùng một phương pháp, trong khoảng thời gian nhất định; được Đăng kiểm và giao nhận cùng một thời điểm. Mỗi lô phao áo giao nhận không lớn hơn 5 000 chiếc.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Yêu cầu kỹ thuật đối vi phao áo cứu sinh dự trữ quc gia

2.1.1. Vật liệu

- Vải mặt ngoài là Polyeste, màu da cam.

- Vải mặt trong là Polyeste, màu da cam (cùng cốt nền như vải ngoài).

- Chỉ may phao áo là sợi Polyeste.

- Vật liệu nổi (ruột xốp) là xốp LDPE-FOAM.

2.1.2. Phao áo gồm 1 thân trước và 1 thân sau; thân trước được chia thành 2 vạt, mỗi vạt một tấm liền; thân sau là một tấm liền; không có gối đỡ đầu; vật liệu phản quang được gắn theo quy định TCVN 7282: 2008 Phao áo cứu sinh.

2.1.3. Mỗi phao áo phải có một chiếc còi được buộc chắc với phao áo bằng một sợi dây.

2.1.4. Các thông skỹ thuật cơ bản của phao áo

Bảng 1: Thông số kỹ thuật chi tiết phao áo

Các bộ phận của phao áo

Kiểu thứ nhất

Kiểu thứ hai

Khối lượng

(635 ± 32) g

(735 ± 37) g

Thân trước (dài x rộng)

(610 x 252) mm ± 20 mm x 2 vạt

(640 x 282) mm ± 20 mm x 2 vạt

Chiều dày vật nổi thân trước

(35 + 5) mm

(35 + 5) mm

Thân sau (dài x rộng)

(610 x 530) mm ± 20 mm

(640 x 560) mm ± 20 mm

Chiều dày vật nổi thân sau

(20 ± 2) mm

(20 ± 2) mm

Chiều rộng cổ

(300 ± 15) mm

(300 ±15) mm

Chiều dài ve áo

(250 ± 15) mm x 2

(250 ± 15) mm x 2

Khoảng cách phía ngoài giữa 2 cầu vai

(460 ± 20) mm

(480 ± 20) mm

Chiều rộng cầu vai

(100 ± 10) mm

(110 ± 10) mm

2.1.5. Dây đai, khóa và dây viền

- Dây đai gồm 3 chiếc, màu trắng đen, bằng sợi Polyeste bản rộng ≥ 25 mm.

- Khóa: Có 3 khóa cài bằng nhựa và 6 khóa rút bên cạnh sườn (mỗi bên sườn 3 khóa).

- Dây viền quanh áo màu đỏ bằng sợi Polyeste bản rộng ≥ 25 mm.

2.1.6. Tính ni

Phao áo phải thỏa mãn theo quy đính tại 3.2.1.

2.1.7. Độ bền

Phao áo phải thỏa mãn theo quy định tại 3.2.1.

2.1.8. Khả năng chịu lửa

Phao áo phải thỏa mãn theo quy định tại 3.2.1.

2.1.9. Khả năng chịu dầu

Phao áo phải thỏa mãn theo quy định tại 3.2.1.

2.1.10. Các ch tiêu cơ lý của vật liệu sn xuất phao áo

2.1.10.1. Vi Polyeste may bọc ngoài phao áo

- Khối lượng: (80 ± 10) g/m2.

- Độ bền kéo đứt băng vải 20 mm x 100 mm không nhỏ hơn:

+ Dọc: 185 N/mm2.

+ Ngang: 135 N/mm2.

2.1.10.2. Dây đai áo, dây viền quanh áo

- Lực kéo đứt dây đai áo không nhỏ hơn: 1,4 kN.

- Lực kéo đứt dây viền quanh áo không nhỏ hơn: 1,2 kN.

2.1.10.3. Khóa phao áo

- Độ bền chịu kéo của khóa cài không nhỏ hơn: 0,8 kN.

- Độ bền chịu kéo của khóa rút không nhỏ hơn: 0,8 kN.

2.1.10.4. Ruột xốp LDPE - FOAM

- Độ dày một lớp: ≥ 5 mm.

- Độ biến dạng dưới tác dụng của một lực không đổi 0,44 kN trong 3 giờ của các lớp xốp dày 35 mm, không lớn hơn: 50 %.

2.1.11. Độ bền màu lớp vải ngoài của phao áo

Độ bền màu đạt cấp 4 sau 100 giờ chiếu sáng.

2.1.12. Hàm lượng formaldehyt lớp vải ngoài của phao áo

Hàm lượng formaldehyt áp dụng đối với nhóm sản phẩm dệt may không tiếp xúc trực tiếp với da theo quy định tại Thông tư số 32/2009/TT-BCT ngày 5/11/2009 của Bộ Công thương Quy định tạm thời về giới hạn cho phép đối với hàm lượng formaldehyt, các amin thơm có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo trong các điều kiện khử trên sản phẩm dệt may

2.1.13. Tổng cục trưởng Tổng cuc Dự trữ Nhà nước quyết định lựa chọn kiểu phao áo.

2.2. Yêu cu v nhà kho

- Phải là loại kho kín, có tường bao; mái che chống nắng, mưa, gió, bão; trần chống nóng.

- Nền kho phẳng, cứng, chịu được tải trọng tổi thiểu 3 tấn/m2.

- Kho được trang bị đủ quạt thông gió để bảo đảm trong kho luôn khô ráo, thoáng mát; có dụng cụ đo nhiệt độ, độ ẩm không khí.

- Phải có hệ thống chống chim, chuột, phòng trừ mối và sinh vật gây hại khác, có hệ thống điện chiếu sáng phục vụ công tác bảo quản, bảo vệ.

- Phải xa các nguồn hóa chất, nơi dễ cháy nổ, đường điện cao thế, hạn chế tối đa bụi bẩn, bức xạ nhiệt.

- Có nội quy, phương tiện và phương án phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt.

3. PHƯƠNG PHÁP THỬ

3.1. Lấy mẫu

Mẫu được lấy ngẫu nhiên trong quá trình giao nhận và bảo quản    để kiểm tra ngoại quan phao áo tối thiểu là 2 % số lượng phao áo của lô hàng nhưng không ít hơn 20 chiếc.

Trong số phao áo đã lấy để kiểm tra ngoại quan lấy ngẫu nhiên 5 % để kiểm tra các nội dung sau:

- Kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý của vải polyeste may bọc ngoài, các vật liệu sản xuất phao áo và kiểm tra độ bền màu, hàm lượng formaldehyt.

- Phương pháp cắt mẫu để kiểm tra theo TCVN 1749: 1986 Vi dệt thoi - Phương pháp lấy mẫu để thử.

3.2. Phương pháp thử

3.2.1. Tính nổi, độ bền, khả năng chịu lửa, khả năng chịu dầu. Theo TCVN 7282:2008 Phao áo cứu sinh.

3.2.2. Độ bền màu: Theo TCVN 5823:1994 Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bn màu đối với ánh sáng nhân tạo, dùng đèn thủy ngân cao áp.

3.2.3. Các chỉ tiêu cơ lý của vải Polyeste may bọc ngoài phao áo xác định theo các phương pháp sau:

- Kiểm tra chất liệu vải may bọc ngoài phao áo: Theo TCVN 5465-11:2009 (ISO 1833- 11:2006) Vật liệu dệt - Phân tích định lượng hóa học - Phần 11: Hỗn hp xơ xenlulo và xơ polyeste (phương pháp sử dụng axit sunphuric).

- Khối lượng của vải: Theo TCVN 4636: 1988 Vật liệu giả da - Phương pháp xác định khi lượng 1m2 và độ dày.

- Độ bền kéo đứt: Theo TCVN 4635:1988 Vật liệu giả da - Phương pháp xác định độ bền kéo đứt.

3.2.4. Độ biến dạng của xốp LDPE -FOAM theo ASTM D621 -64 Phương pháp thử về sự biến dạng của chất dẻo dưới tác động của ti trọng.

3.2.5. Hàm lượng Formaldehyt: Theo TCVN 7421-1: 2004 (ISO 14184-1: 1998) Vật liệu dt - Xác định Formaldehyt- Phần 1 Pormaldehyt tự do và thủy phân (phương pháp chiết trong nước).

4. THỦ TỤC GIAO NHẬN VÀ BẢO QUẢN PHAO ÁO CỨU SINH

4.1. Vận chuyển

- Phương tiện vận chuyển có thùng chứa hàng che mưa, che nắng và sạch sẽ.

- Khi xếp các thùng hàng lên phương tiện vận chuyển phải xếp theo chiều thẳng đứng (để bảo đảm cho từng phao áo vẫn nằm trải ngang và 10 phao áo chồng lên nhau trong mỗi thùng), các thùng xếp khít cạnh nhau, không chèn quá chặt; có thể xếp chồng 3 hoặc 4 thùng lên nhau.

- Trong quá trình vận chuyển hàng hóa phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định, đảm bảo an toàn hàng hóa.

4.2. Quy trình kim tra khi nhập kho

4.2.1. Kiểm tra hsơ kỹ thuật

4.2.1.1. Đối với phao áo do cơ strong nước sản xuất, cần kiểm tra

- Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất phương tiện cứu sinh (còn hiệu lực).

- Giấy chứng nhận kiểu sản phẩm (còn hiệu lực).

4.2.1.2. Đi với phao áo do nước ngoài sn xuất được nhập khu vào Việt Nam, cần kiểm tra: Giấy chứng nhận kiểu sản phẩm (còn hiệu lực).

4.2.1.3. Đi với lô phao áo (sn xut trong nước hoặc nhập khẩu) kim tra

- Biên bản kiểm tra;

- Giấy chứng nhận của lô hàng phù hợp với Giấy chứng nhận kiểu sản phẩm;

- Nội dung biên bản kiểm tra, Giấy chứng nhận nêu rõ: Loại sản phẩm (ký mã hiệu nếu có), nơi (cơ sở) sản xuất, công dụng, phạm vi sử dụng, ngày sản xuất và các đặc tính kỹ thuật đảm bảo yêu cầu kỹ thuật quy định tại mục 2 của Quy chuẩn này.

4.2.1.4. Giấy chứng nhận kiểu sản phẩm do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp; Giấy chứng nhận và biên bản kiểm tra lô hàng do Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc các đơn vị trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp (sau đây gọi là Đăng kiểm).

4.2.2. Kim tra sản phm khi giao nhận

4.2.2.1. Kiểm tra bao gói

Mỗi phao áo được đựng trong một túi màng nhựa Polyetylen (PE). Các túi đựng phải mới, sạch sẽ, không thủng rách và rộng hơn thân áo. Phần đầu túi được gấp lại không được ngắn hơn 1/2 thân phao áo.

Thùng đựng phao áo là thùng các tông, sạch, cứng, nắp thùng được khép kín. Phao áo được xếp nằm trải ngang trong thùng, không bị chèn chặt, cuộn gấp, không bị nén bẹp, mỗi thùng đựng 10 phao áo. Mặt ngoài thùng các tông ghi đủ nội dung: Kiểu sản phẩm, tên cơ sở sản xuất, số lượng phao áo.

4.2.2.2. Kiểm tra số lượng

Số lượng phao áo trong mỗi lô hàng phải phù hợp với số lượng phao áo ghi trong biên bản kiểm tra và Giấy chứng nhận do Đăng kiểm cấp. Tổng số phao áo giao nhận đúng với số lượng trong hợp đồng đã ký.

4.2.2.3. Kiểm tra ngoại quan

Số phao áo được kiểm tra ngoại quan trong quá trình giao nhận tối thiểu là 2 % nhưng không ít hơn 20 chiếc. Nội dung kiểm tra gồm:

4.2.3.1. Kiểm tra nhãn hiệu phao áo

- Đối với phao áo do cơ sở trong nước sản xuất: Trên nhãn hiệu phao áo phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định:

+ Tên cơ sở sản xuất;

+ Ký hiệu của phao áo;

+ Số lô;

+ Tiêu chuẩn, quy phạm;

+ Ngày tháng năm sản xuất (hoặc ngày tháng năm xuất xưởng);

+ Dấu nghiệm thu KCS của cơ sở sản xuất;

+ Ấn chỉ và số kiểm tra của Đăng kiểm.

Các nội dung ghi trên nhãn phải phù hợp với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận lô hàng do Đăng kiểm cấp.

- Đối với phao áo nhập khẩu, phải phù hợp với biên bản kiểm tra và Giấy chứng nhận lô hàng do Đăng kiểm cấp.

4.2.2.3.2. Kiểm tra lớp vi bọc trong, bọc ngoài phao; đường may, kiểm tra các kích thước, khối lượng phao áo

- Yêu cầu mặt vải phải nhẵn, không được xước, thủng.

- Các thông số kỹ thuật cơ bản của phao áo phù hợp với yêu cầu tại điểm 2.1.4.

- Yêu cầu đường may phải đều mũi, chỗ cuối đường may đều được lại mũi chắc chắn, các mối khâu ở mép phải được gấp mép vào trong hoặc có dải viền mép, không ít hơn 10 mm.

4.2.2 4. Kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng phao áo

- Lấy ngẫu nhiên 5 % số phao áo nêu tại điểm 4.2.2.3 để kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý vật liệu sản xuất phao áo và độ bền màu, hàm lượng formaldehyt lớp vải ngoài phao áo theo quy định tại điểm 2.1.10 và 2.1.11, 2.1.12.

- Trong số mẫu lấy đi kiểm tra có một chỉ tiêu không đảm bảo chất lượng thì tiến hành kiểm tra thêm 5 % số phao áo tiếp theo.

Nếu sau hai lần kiểm tra không đạt thì đơn vị nhập hàng lập biên bản không chấp nhận lô hàng đó, yêu cầu nhà sản xuất thay lô hàng khác và kiểm tra lại theo quy định.

4.3. Bảo quản

4.3.1. Kê xếp phao áo trong kho

- Cần bảo quản phao áo ở kho riêng. Nếu tận dụng kho lớn thì phải ngăn ra từng khu vực bảo quản cho từng loại hàng hóa riêng biệt.

- Phải xếp phao áo theo lô hàng, để riêng từng chủng loại, quy cách, kích thước, thời gian nhập kho.

- Có sơ đồ vị trí hàng hóa đang bảo quản trong kho để thuận tiện quan sát, theo dõi và kiểm tra hàng hóa.

- Thùng đựng phao áo được xếp trên giá đỡ.

- Giá đỡ làm bằng kim loại hoặc vật liệu tổng hợp bảo đảm chắc chắc, dễ tháo lắp, an toàn trong bảo quản.

+ Giá đỡ có từ 2 tầng đến 3 tầng, mặt tầng của giá đỡ có các thanh đỡ ngang chắc chắn  hoặc bằng tấm gỗ nhẵn phẳng (cũng có thể dùng tấm gỗ ván ép công nghiệp).

+ Giá đỡ đặt cách tường, cột nhà kho tối thiểu 0,5 m, khoảng cách giữa 2 hàng giá đỡ là 1,5 m tạo lối đi theo hướng từ phía trước cửa đi vào phía trong kho.

- Thùng hàng xếp trên giá đỡ theo phương thẳng đứng, ở mỗi tầng có thể xếp chồng các thùng lên nhau nhưng không được lớn hơn 3 thùng.

- Khoảng cách giữa mặt trên của thùng hàng trên cùng và trần kho không nhỏ hơn 2,0 m.

- Khoảng cách giữa tầng cuối cùng của giá đỡ với mặt nền kho không nhỏ hơn 0,3 m.

4.3.2. Th lô hàng

Mỗi lô hàng xếp trong kho có đính một thẻ và tối thiểu phải có các nội dung sau:

- Ký hiệu sản phẩm;

- Quy cách;

- Tên cơ sở sản xuất, địa chỉ;

- Ngày sản xuất;

- Số lượng;

- Ngày nhập kho.

4.3.3. Bảo quản

4.3.3.1. Bảo qun thường xuyên

Hằng ngày phải kiểm tra kho, bên ngoài các thùng hàng; nếu phát hiện có sự xâm nhập của chuột, mối, nấm mốc, các loại sinh vật gây hại khác hoặc dấu hiệu mất an toàn về hàng hóa... thì phải tìm hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp xử lý ngay. Kiểm tra độ ẩm, nhiệt độ trong kho, thực hiện thông gió tự nhiên hoặc thông gió cưỡng bức (nếu cần thiết).

Mỗi tuần hai lần dùng chổi mềm hoặc máy hút bụi làm sạch bụi, mạng nhện... xung quanh thùng hàng, giá đỡ, trần tường và nền kho.

4.3.3.2. Bo quản định kỳ

Ba tháng một lần đảo các thùng hàng theo tuần tự trên xuống dưới, dưới lên trên.

Sáu tháng một lần mở nắp các thùng hàng, kiểm tra phao áo bằng mắt thường. Mở khóa cài ra cho ngạnh khóa nghỉ từ 5 phút đến 10 phút. Dùng giẻ mềm, sạch, khô lau bụi từng túi màng nhựa PE đựng phao áo và phần trong thùng. Khi kiểm tra nếu thấy phao áo có hiện tượng ẩm, mốc thì phải có biện pháp xử lý ngay bằng cách dùng bàn chải mềm để chải nhẹ cho hết mốc. Tiếp đến dùng bàn chải thấm xăng chải lại chỗ bị mốc thật kỹ cho đến khi sạch mốc đem phơi phao áo ở nơi thoáng gió, không có ánh nắng trực tiếp từ 1 giờ đến 2 giờ; sau đó để nguội và cất đi như lúc ban đầu (lúc chải bằng xăng tuyệt đối không hút thuốc và tránh xa lửa).

Mỗi năm một lần lấy phao áo ra khỏi túi màng nhựa PE dùng giẻ mềm, sạch, khô hoặc máy hút bụi làm sạch từng chiếc áo, phơi dưới nắng nhẹ từ 1 giờ đến 2 giờ; sau đó để nguội và cho vào túi như lúc ban đầu đồng thời tổng vệ sinh kho và các dụng cụ khác.

4.3.3.3. Từ sau thời điểm hết hạn bảo hành, thì định kỳ 1 năm một lần Cục Dự trữ Nhà nước khu vực lấy ngẫu nhiên tối thiểu 1 mẫu đi kiểm tra các chỉ tiêu theo quy định tại điểm 2.1.7, 2.1.8, 2.1.9 và báo cáo kết quả về Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

4.4. Xuất hàng

4.4.1. Khi có lệnh xuất hàng, thủ kho phải chuẩn bị đủ sổ sách, giấy tờ có liên quan và nhân lực bốc xếp.

4.4.2. Kiểm tra chất lượng, số lượng hàng dự kiến xuất.

4.4.3. Xuất hàng theo nguyên tắc: Hàng nhập trước xuất trước, hàng nhập sau xuất sau.

4.4.4. Xuất đúng số lượng, đúng chủng loại

4.4.5. Khi xuất hàng xong phải hoàn chỉnh các thủ tục, chứng từ giao nhận theo đúng quy định.

4.5. Chế độ ghi chép sổ sách theo dõi hàng hóa

4.5.1. Lập thẻ kho

Đối với từng kho, sau khi hoàn thiện nhập kho thì mỗi kiểu phao áo được lập một thẻ kho theo mẫu sổ S 21 - H ban hành kèm theo Thông tư số 213/2009/TT-BTC ngày 10/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hướng dẫn kế toán áp dụng cho dự trữ nhà nước.

Thẻ kho được để trong hộp tài liệu, trong kho hàng.

4.5.2. Sổ bảo quản

Dùng ghi chép hàng ngày hoặc đột xuất về tình hình công tác bảo quản hàng hóa, diễn biến về số lượng, chất lượng; nhiệt độ, độ ẩm không khí trong kho, sổ phải đóng dấu giáp lai, ghi đủ các nội dung theo mẫu, có đủ các thành phần ký tên và đóng dấu đơn vị.

5. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

5.1. Phao áo nhập kho dự trữ nhà nước

Phao áo nhập kho dự trữ nhà nước phải phù hợp với các quy định tại mục 2 của Quy chuẩn.

Tổ chức cung cấp có trách nhiệm bảo hành tối thiểu 24 tháng tính từ ngày ký biên bản nghiệm thu đối với phao áo cứu sinh nhập kho dự trữ nhà nước.

Trước thời gian hết hạn bảo hành, Cục Dự trữ nhà nước khu vực lấy ngẫu nhiên tối thiểu 2 mẫu để kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý theo quy định ở điểm 2.1.10 và các chỉ tiêu theo quy định ở điểm 2.1.6, 2.1.7, 2.1.8, 2.1.9. Phao áo có các chỉ tiêu cơ lý phải lớn hơn hoặc bằng 85 % so với ban đầu và đồng thời thỏa mãn các quy định tại điểm 3.2.1 là đạt yêu cầu. Nếu không đạt yêu cầu trên thì yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp phao áo có trách nhiệm thay thế phao áo mới đảm bảo chất lượng.

5.2. Phòng kiểm tra cht lượng

Kiểm tra và chứng nhận các chỉ tiêu cơ lý của vải, vật liệu sản xuất phao áo; độ bền màu, hàm lượng formaldehyt lớp vải ngoài của phao áo (quy định tại điểm 2.1.10 và 2.1.11, 2.1.12) do một trong các Phòng thử nghiệm VILAS thực hiện. Trong trường hợp có chỉ tiêu cần Kiểm tra mà không có Phòng thử nghiệm VILAS đáp ứng thì do một trong các Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng kiểm tra.

5.3. Thời gian từ khi sn xut phao áo đến khi nhập kho dự trữ nhà nước

Không quá 9 tháng, kể cả thời gian vận chuyển.

5.4. Thời gian lưu kho

Trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường (nhiệt độ không quá 35°C, độ ẩm không khí không quá 85 %) thời gian bảo quản phao áo nhập kho dự trữ nhà nước không quá 4 năm.

6. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

6.1. Các tổ chức, cá nhân cung cấp phao áo cho dự trữ nhà nước có trách nhiệm cung cấp sản phẩm có chất lượng phù hợp với quy định tại mục 2 của Quy chuẩn này.

6.2. Cục Dự trữ Nhà nước khu vực có trách nhiệm chỉ đạo Chi cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc giao nhận và bảo quản phao áo theo đúng quy định tại mục 4 của Quy chuẩn này.

7. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

7.1. Quy chuẩn này được áp dụng để tổ chức giao nhận, mua, bán, đấu thầu, đấu giá, bảo quản, xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và thực hiện các hoạt động khác liên quan đến dự trữ quốc gia.

7.2. Tổng cục Dự trữ Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Quy chuẩn này.

7.3. Trong trường hợp các văn bản viện dẫn tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.

Back to top
Tin nhắn